Category Archives: ok

Đường sắt đô thị TP.HCM ban hành kế hoạch làm 355km metro, khởi công tuyến số 2 tháng 12/2025 Mỹ Quỳnh – 26/03/2025, 21:25 TP.HCM ban hành kế hoạch thực hiện 355km đường sắt đô thị trong 10 năm tới. Trong đó, cuối năm 2025 khởi công tuyến metro số 2, các tuyến tiếp theo khởi công giai đoạn 2027. Ngày 26/3, UBND TP.HCM ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 188 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM.Khởi công metro số 2 vào tháng 12/2025Tuyến metro số 2 đang di dời hạ tầng, chuẩn bị khởi công. Ảnh: Mỹ QuỳnhTheo đó, để làm 355km đường sắt đô thị trong 10 năm tới, UBND TP.HCM đã ban hành 7 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó bao gồm xây dựng văn bản để cụ thể hóa một số quy định của Nghị quyết 188; huy động vốn và bố trí vốn đầu tư; chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án; phát triển đô thị theo mô hình TOD; phát triển công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ và vật liệu xây dựng và bãi đổ thải.Thành phố cũng giao nhiệm vụ cho từng sở ngành liên quan; yêu cầu Các chủ thể tham gia dự án cần xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cần tập trung thời gian, trí tuệ và nguồn lực để thực hiện. Mỗi đơn vị cần chủ động, tích cực phối hợp với tinh thần trách nhiệm cao, vì nhiệm vụ chung, đóng góp vào sự phát triển của thành phố. Trên cơ sở này, các cơ quan chuyên môn, chủ đầu tư, đơn vị trực thuộc UBND TP và các địa phương nơi có dự án metro đi qua chịu trách nhiệm tổ chức sắp xếp bộ máy, bố trí nhân sự phù hợp để thực hiện kế hoạch…Đối với tuyến metro số 2, từ nay đến tháng 4/2025, các sở ban ngành sẽ hoàn thiện thủ tục chuyển đổi nguồn vốn từ sử dụng ODA sang đầu tư công. Sau đó, thành phố sẽ tổ chức đấu thầu và khởi công dự án vào tháng 12/2025.Trong 10 năm tới, TP.HCM phấn đấu hoàn thành 7 tuyến metro dài 355km. Ảnh: Mỹ QuỳnhĐồng thời, đối với 6 tuyến đường sắt đô thị còn lại cũng sẽ tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; lập, thẩm định, phê duyệt dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phấn đấu khởi công các dự án vào giai đoạn 2027. Công tác giải phóng mặt bằng các dự án này sẽ thực hiện từ giai đoạn 2025 – 2027. Sở Giao thông công chánh TP.HCM sẽ xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phục vụ phát triển mạng lưới đường sắt đô thị TP giai đoạn 2025 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.Huy động khoảng 40,2 tỷ USD để đầu tư 355kmTheo kế hoạch, TP.HCM cần huy động khoảng 40,2 tỷ USD để đầu tư 355km trong 10 năm. Để làm được điều này, Nghị quyết 188 của Quốc hội cũng đã có các cơ chế giúp TP.HCM có thể huy động mọi nguồn lực, bao gồm vốn từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn thu từ phát triển đô thị theo mô hình TOD, phát hành trái phiếu…Về huy động vốn và bố trí vốn đầu tư, UBND TP sẽ bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho Ngân sách địa phương (209.500 tỷ đồng cho TP.HCM – khoảng 8,38 tỷ USD).Nhiều khu vực quanh ga metro được đưa vào kế hoạch phát triển TOD. Ảnh: Mỹ QuỳnhSong song đó, thành phố bổ sung nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương hằng năm (nếu có) và các nguồn vốn hợp pháp khác; xây dựng phương án huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi nước ngoài để thực hiện các dự án; bố trí cân đối, kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm vốn ngân sách địa phương; xây dựng phương án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương bố trí vốn cho các dự án đường sắt đô thị… Đặc biệt, UBND TP.HCM yêu cầu rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng phụ cận ga đường sắt, điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch (nếu cần); chuyển nhượng chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch giữa các dự án, công trình trong khu vực TOD để triển khai dự án khai thác quỹ đất theo mô hình TOD.Lãnh đạo UBND TP được phân công theo lĩnh vực để giám sát, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch đúng tiến độ, chất lượng. Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện và TP Thủ Đức phải nghiêm túc triển khai, nếu cần điều chỉnh, phải báo cáo UBND TP để đảm bảo tiến độ chung.Sở Giao thông công chánh giữ vai trò cơ quan thường trực theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch. Đồng thời, TP.HCM sẽ nghiên cứu tổ chức lại mô hình quản lý đầu tư hệ thống đường sắt đô thị, thành lập Hội đồng thẩm định phương án tuyến, quy hoạch TOD, và thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án đường sắt đô thị.Bên cạnh đó, TP sẽ thành lập Tổ thẩm định lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu các gói EPC, nhà thầu tư vấn nước ngoài, đồng thời tổ chức sơ kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết sau 2 năm triển khai.TP.HCM chi gần 48.000 tỷ đồng vốn ngân sách làm metro số 2Tuyến metro số 2 sẽ được khởi công trong năm 2025 và TP.HCM đã thống nhất sử dụng 48.000 tỷ đồng ngân sách để đầu tư thay vì vay vốn nước ngoài. Báo Giao Thông trên Tin Liên quan TP.HCM lấy ý kiến triển khai nhanh tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành Hướng tuyến kết nối metro TP.HCM đến Trảng Bom thế nào? TP.HCM lập ban chỉ đạo phát triển đường sắt đô thị Bình luận bài viết (0) Gửi bình luận Bình luận mới nhất Được quan tâm nhất Xem tất cả bình luận

TP.HCM ban hành kế hoạch làm 355km metro, khởi công tuyến số 2 tháng 12/2025 [...]

Hàng hải Cần cơ chế mở phát triển cảng biển TP.HCM Hoàng Anh – 27/03/2025, 06:00 Từ nay tới 2030, cùng với ưu tiên phát triển cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, khối cảng biển tại TP.HCM sẽ tập trung tăng chiều dài cầu bến, di dời một số bến cảng trên sông Sài Gòn… Ưu tiên cảng trung chuyển quốc tếHai tháng đầu năm 2025, thống kê của Cục Hàng hải và Đường thuỷ VN, cảng biển TP.HCM có sự tăng trưởng hơn 13,5% so với cùng kỳ năm 2024.Cảng biển TP.HCM là cảng biển có vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: TCSG.Trước đó, năm 2024, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển TP.HCM đạt 189 triệu tấn, riêng container đạt 108 triệu tấn (8,4 triệu Teu). Tốc độ tăng trưởng hàng hóa bình quân giai đoạn 2020-2024 đạt 3,8%.Hiện cảng biển TP.HCM đang có 99 cầu cảng cứng với tổng chiều dài khoảng 14.918m, 67 bến phao đã được công bố hoạt động.Cảng biển khu vực đã tiếp nhận tàu lớn nhất có trọng tải 150.000 tấn tại khu vực bến phao trên sông Gò Gia, tàu hàng tổng hợp, rời có trọng tải đến 60.000 tấn giảm tải và tàu container có trọng tải đến 45.000 tấn giảm tải tại cầu bến.Tuy vậy, tại dự thảo Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Cục Hàng hải và Đường thuỷ VN trình Bộ Xây dựng mới đây, cơ quan này cho biết vẫn còn nhiều tồn tại trong sự phát triển của cảng biển TP.HCM.Theo đó, tiến độ phát triển hạ tầng các khu công nghiệp sau cảng chậm, dẫn đến chậm hình thành các bến cảng phục vụ trực tiếp cho các khu công nghiệp (điển hình như Cát Lái, Hiệp Phước…).Để hình thành và đảm bảo việc vận hành khu bến cảng mới đòi hỏi hạ tầng đồng bộ, trong khi năng lực của một số nhà đầu tư còn hạn chế.Ngoài ra, tiến trình di dời, chuyển đổi công năng các bến cảng trên khu bến sông Sài Gòn chưa đạt yêu cầu theo tiến độ quy hoạch. Đặc biệt, việc thiếu quy hoạch các vị trí đổ chất nạo vét ổn định, lâu dài đã gây ảnh hưởng đến tiến độ nạo vét và duy tu các tuyến luồng hàng hải và khu nước trước bến cảng.Tiềm năng lớnTheo Tờ trình của Cục Hàng hải và Đường thuỷ VN, tới năm 2030, cảng biển TP.HCM sẽ có 41 – 44 bến cảng, gồm 89 – 94 cầu cảng với tổng chiều dài từ 16.588 – 18.588m (chưa bao gồm các bến cảng khác).Tầm nhìn đến năm 2050, tiếp tục đầu tư khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ để hình thành cụm cảng trung chuyển quốc tế quy mô lớn có tầm cỡ khu vực châu Á và quốc tế tại cửa sông Cái Mép; hoàn thành công tác di dời các bến cảng trên sông Sài Gòn… Theo Dự thảo quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2030, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển TP.HCM được xác định khoảng 77.600 tỷ đồng. Sản lượng hàng hoá qua cảng biển khu vực dự kiến đạt 228 – 253 triệu tấn (hàng container từ hơn 11,4 – 12,8 triệu Teu, chưa bao gồm hàng container trung chuyển quốc tế).Sản lượng hành khách từ 170,6 nghìn lượt khách đến 184,4 nghìn lượt khách. Tầm nhìn đến năm 2050, tiếp tục phát triển các bến cảng mới đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,5- 3,8%/năm.Theo các chuyên gia, khu vực cảng biển TP.HCM có nhiều cảng được đầu tư với quy mô đồng bộ, hiện đại, trang thiết bị xếp dỡ năng suất cao với thời gian giải phóng tàu nhanh. Như đánh giá của Tạp chí Hàng hải Lloyd’s List (Vương quốc Anh), tương lai của cảng biển TP.HCM có thể mở rộng hơn nữa.Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ gần cảng biển TP.HCM, nếu được phê duyệt sẽ có tác dụng giao thương đáng kể với các nước trong khu vực. Cùng với khu vực Cái Mép – Thị Vải, cụm cảng container khu vực TP.HCM trở thành một trong những khu vực cảng quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu.Doanh nghiệp cần cơ chế mởÔng Trần Khánh Hoàng, Phó chủ tịch Hiệp hội Cảng biển VN (VPA) cho biết, việc liên kết vùng sẽ tạo tiềm năng phát triển rất lớn cho logistics nói chung và cảng biển khu vực nói riêng, trong đó có TP.HCM. Khi kinh tế phát triển sẽ là cơ hội để các cảng biển bứt phá.Trong khi đó, ông Trương Tấn Lộc, Giám đốc Marketing Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho rằng, điều cần nhất hiện nay là có cơ chế, chính sách mới và mở để doanh nghiệp phát triển. Trong đó, cần có các chính sách liên quan tới hải quan, giải phóng container tồn đọng.”Nếu việc giải phóng container tồn đọng thuận lợi, các cảng có thể đảm bảo hoạt động tiếp nhận và tăng tính thông suốt trong sản xuất kinh doanh, khai thác”, ông Lộc nói và đề xuất, các cơ chế liên thông giữa các cảng và các địa phương như Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu) và TP.HCM, giữa Cảng Cát Lái và Hiệp Phước cũng cần thông thoáng hơn để tạo thuận tiện cho việc luân chuyển hàng hóa. Báo Giao Thông trên Tin Liên quan TP.HCM: Cảng biển phát triển, cơ hội lớn cho logistics Thu hơn 4.700 tỷ phí cảng biển trong 2 năm, TP.HCM đầu tư vào việc gì? Cơ hội lớn cho cảng biển TP.HCM Bình luận bài viết (0) Gửi bình luận Bình luận mới nhất Được quan tâm nhất Xem tất cả bình luận

Cần cơ chế mở phát triển cảng biển TP.HCM [...]

Hết vướng mặt bằng, dự án đường hành lang Đông Tây 3.700 tỷ ở Hà Nam băng băng về đích

Hết vướng mặt bằng, dự án đường hành lang Đông Tây 3.700 tỷ ở Hà [...]

Đường bộ Hầm Phượng Hoàng trên cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột hiện thi công ra sao? Ngọc Hùng – 26/03/2025, 20:58 Với tinh thần làm việc “3 ca, 4 kíp”, sau 10 tháng thi công, hầm Phượng Hoàng trên cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột đã đạt tiến độ vượt kế hoạch đề ra. Cận cảnh thi công hầm Phượng Hoàng trên cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột. Video: N.HHầm Phượng Hoàng nằm trên cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột (nối Khánh Hòa với Đắk Lắk) có chiều dài 1,7km, thuộc gói thầu XL01, dự án thành phần 2, do Ban QLDA 6, Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Đây là hầm dài nhất trên cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, do liên danh Tập đoàn Đèo Cả đảm nhận thi công.Theo ghi nhận của phóng viên, hầm Phượng Hoàng có hầm trái dài 1.678,5m và hầm phải dài 1.685,565m. Sau khoảng 10 tháng mở cửa hầm, với tinh thần làm việc “3 ca, 4 kíp”, huy động máy móc, nhân lực tổ chức 6 mũi thi công hầm, đến nay đã đáp ứng và vượt tiến độ đề ra.Theo Ban điều hành gói thầu XL01, hiện nay hầm trái đã khoan được 712m và hầm phải đạt 751m. Nhà thầu đang tiếp tục huy động nguồn lực để đẩy nhanh thi công nổ mìn phá đá, khoan hầm và đào hạ nền. Dự kiến đến cuối tháng 11/2025 sẽ đào thông hầm Phượng Hoàng.Công nhân Trương Minh Phong chia sẻ: “Mỗi ca có 8 người thi công với tinh thần “3 ca, 4 kíp”, nên không khí thi công trong hầm luôn nhộn nhịp. Mỗi công nhân đảm nhận mỗi phần việc khác nhau như dựng vì, ghim lướt, đóng neo và phụ khoan. Dù điều kiện thi công trong hầm khắc nghiệt nhưng anh em luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng tiến độ dự án”.Hầm Phượng Hoàng dài 1,7Km, là một hạng mục quan trọng của dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột nên công tác thi công luôn được nhà thầu chỉ đạo, giám sát chặt chẽ, đảm bảo chất lượng.Tổ công nhân đang bơm vữa, neo gia cố vòm hầm. Theo Ban điều hành gói thầu XL01, hiện nay công tác đào hầm Phượng Hoàng đang thực hiện nhanh hơn 20m so với kế hoạch được duyệt.Ông Nguyễn Thanh Tú, Phó giám đốc Ban điều hành gói thầu XL01 cho biết: “Hiện nay công tác triển khai thi công hầm Phượng Hoàng do liên danh Tập đoàn Đèo Cả và Xây dựng Đèo cả đảm nhận, đang được thi công trên tinh thần “3 ca, 4 kíp”, thi công liên tục. Hiện tại, đối với hầm trái đã đào được 712m, hầm phải đạt 751m đảm bảo tiến độ đề ra và vượt so với kế hoạch 20m đối với mỗi hầm”.”Trên tiến độ đó, chúng tôi dự kiến đến cuối tháng 10/2025 sẽ thông được hầm phải và cuối tháng 11/2025 sẽ thông được trái theo tiến độ nhà nhà thầu đã đề ra”, Phó giám đốc Ban điều hành gói thầu XL01 chia sẻ Báo Giao Thông trên Tin Liên quan Cận cảnh đào núi khoan hầm dài nhất cao tốc Bắc – Nam Bắt đầu thi công mở cửa hầm xuyên núi trên cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh Sẵn sàng mở cửa hầm Phượng Hoàng trên cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột Bình luận bài viết (0) Gửi bình luận Bình luận mới nhất Được quan tâm nhất Xem tất cả bình luận

Hầm Phượng Hoàng trên cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột hiện thi công [...]

Đường bộ Đồng Nai: Chốt các mốc thời gian quan trọng 3 dự án lớn Minh Tuệ – 26/03/2025, 17:28 Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai yêu cầu trong tháng 3 phải dứt điểm mặt bằng cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu, tháng 4 giải phóng xong mặt bằng đường trục trung tâm. Riêng dự án khu đô thị Hiệp Hoà phải lập quy hoạch chi tiết 1/500 trình trước 10/5. Ngày 26/3, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã kiểm tra, đôn đốc tiến độ triển khai 3 dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Biên Hòa gồm đường trục trung tâm thành phố Biên Hòa, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và khu đô thị Hiệp Hòa.Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai yêu cầu tăng tốc giải phóng mặt bằng, thi công nhanh các dự án để hoàn thành cuối năm 2025. Báo cáo trước đoàn công tác, đại diện Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai cho biết dự án thành phần 1 cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, hiện nay mặt bằng bàn giao đạt hơn 86% diện tích, đã thi công sản lượng đạt hơn 22%. Trong tháng 3 này khi có đủ mặt bằng sẽ đẩy nhanh thi công.Còn đường trục trung tâm thành phố Biên Hòa, chủ đầu tư đã ký hợp đồng và triển khai thi công xây dựng 5 gói thầu xây lắp chính. Đến nay, giá trị thực hiện các gói thầu là gần 444 tỷ đồng, đạt khoảng 40% so với giá trị hợp đồng đã ký kết. Tiến độ thi công dự án thời gian qua còn chậm, chủ yếu là do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.Riêng dự án Khu đô thị Hiệp Hòa rộng 192ha do liên danh nhà đầu tư thuộc Tập đoàn Sun Group đang phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, đất đai, quy hoạch. Sau khi kiểm tra thực địa, nghe báo cáo, ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu đối với cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tiếp tục tập trung công tác tuyên truyền, vận động, song song đó củng cố các hồ sơ cưỡng chế để hoàn thành giải phóng mặt bằng trong tháng 3. Các nhà thầu tập trung thi công “3 ca, 4 kíp”, “làm ngày làm đêm” tranh thủ thời tiết thuận lợi của mùa khô để cơ bản đến cuối năm 2025 thông xe toàn tuyến theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ. Các sở, ngành, địa phương hỗ trợ các nhà thầu tháo gỡ khó khăn về nguồn đất đắp, đá xây dựng, bãi đổ thải. Riêng công tác di dời hạ tầng kỹ thuật phải hoàn thành trong tháng 5/2025.Còn với đường trục trung tâm, ông Đức yêu cầu sớm bố trí tạm cư đối với các hộ dân có nhà ở chưa di dời tại đường trục trung tâm thành phố Biên Hòa, tương tự như đang áp dụng với cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Mục đích để người dân an tâm nhường đất làm dự án.UBND thành phố Biên Hòa thống kế, lập danh sách các hộ dân thuộc diện bố trí tạm cư trình UBND tỉnh. Đồng thời, tổ chức vận động người dân bàn giao mặt bằng toàn bộ dự án trước ngày 30/4. Yêu cầu Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai đôn đốc các nhà thầu tập trung thi công, hoàn thành dự án trong năm 2025.Ông Nguyễn Linh, Phó Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông Đồng Nai báo cáo tiến độ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Đối với dự án Khu đô thị Hiệp Hòa, Sở Xây dựng phải trình duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 1/500 trước ngày 30/3. Còn Tập đoàn Sun Group tập trung lập quy hoạch chi tiết 1/500 trình Sở Xây dựng thẩm định, trình duyệt trước ngày 10/5/2025. Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cũng giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh triển khai công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án, trong đó ưu tiên trước đối với khu vực sẽ xây dựng khu tái định cư trong khu vực dự án để bố trí tái định cư tại chỗ cho người dân nhường đất làm khu đô thị. Được biết 3 dự án trên đều là ba dự án lớn của địa phương, khi đi vào khai thác sẽ thay đổi bộ mặt của đô thị Biên Hòa đồng thời giúp người dân sinh sống, đi lại thuận lợi. Báo Giao Thông trên Tin Liên quan Thưởng 900 triệu cho liên danh đạt giải nhất ý tưởng chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 Tháo gỡ khó khăn dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành và Biên Hòa – Vũng Tàu Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu: Còn 326 hộ chưa bàn giao mặt bằng, sẽ cưỡng chế trong 5 ngày Bình luận bài viết (0) Gửi bình luận Bình luận mới nhất Được quan tâm nhất Xem tất cả bình luận

Đồng Nai: Chốt các mốc thời gian quan trọng 3 dự án lớn [...]

Đường sắt đô thị TP.HCM lấy ý kiến triển khai nhanh tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành Mỹ Quỳnh – 26/03/2025, 19:43 Sở Giao thông công chánh TP.HCM vừa có văn bản gửi các sở ngành về phương án triển khai nhanh tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành và tuyến metro TP.HCM – Cần Giờ. Ngày 26/3, thông tin từ Sở Giao thông Công chánh TP.HCM cho biết, đơn vị vừa có văn bản gửi Sở Tài chính, Tư pháp, Xây dựng và Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM về đề nghị góp ý phương án đầu tư tuyến đường sắt Thủ Thiêm đi sân bay Long Thành và tuyến đường sắt từ trung tâm đi huyện Cần Giờ để trình Thủ tướng Chính phủ.Phương án làm nhanh tuyến Thủ Thiêm – Long ThànhKhu vực đặt nhà ga Thủ Thiêm tại TP.HCM. Ảnh: Mỹ QuỳnhSở Giao thông công chánh TP cho biết, theo quy hoạch, có ba tuyến đường sắt phục vụ sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành, gồm tuyến metro số 2, metro số 6 và tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành. Trong đó, hai tuyến metro đang được TP nghiên cứu, ưu tiên đầu tư theo cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt đã được Quốc hội thông qua tại nghị quyết số 188 vào tháng 2/2025.Hiện nay, tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Bến Thành – Tham Lương đang trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận dừng sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài và chuyển qua hình thức đầu tư công, phấn đấu khởi công tháng 12/2025; đoạn Bến Thành – Thủ Thiêm và đoạn Tham Lương – Củ Chi đang nghiên cứu chuẩn bị đầu tư, đến năm 2035 sẽ hoàn thành. Tuyến đường sắt đô thị số 6 thuộc dự án ưu tiên đầu tư, đến năm 2035 sẽ hoàn thành.Riêng tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành dài khoảng 42km, có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 3,5 tỉ USD, đang được Bộ Xây dựng chủ trì chuẩn bị đầu tư. Bộ này cũng đang xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự kiến trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 10/2025.Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra nhà ga hành khách sân bay Long Thành.Vừa qua, Bộ Xây dựng có văn bản báo cáo Thủ tướng thống nhất giao UBND TP.HCM là cơ quan chủ quản đầu tư dự án để sớm hoàn thiện, kết nối hai sân bay. UBND TP.HCM nhận định tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành là đường sắt quốc gia, thuộc trách nhiệm đầu tư của Bộ Xây dựng. Việc giao cho địa phương làm cơ quan có thẩm quyền triển khai đầu tư thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Quốc hội.Bên cạnh đó, Nghị quyết 188/2025/QH15 chỉ áp dụng cơ chế đặc thù cho đường sắt đô thị Hà Nội và TP.HCM, chưa bao gồm địa bàn tỉnh Đồng Nai. Do đó, dự án được áp dụng cơ chế chính sách đặc thù cũng như triển khai nhanh, phải thực hiện thủ tục xin Quốc hội xem xét, quyết định thẩm quyền đầu tư và điều chỉnh một số nội dung của NQ188. Đồng thời, phải cập nhật, điều chỉnh các quy hoạch liên quan theo thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.Hiện nay, Bộ Xây dựng đang hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và dự kiến trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 10/2025 hoặc sớm hơn. TP.HCM cho rằng, phương án Bộ Xây dựng tiếp tục chủ trì dự án, đồng thời đề xuất xem xét giao TP.HCM làm cơ quan chủ quản đầu tư, đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành.Bổ sung chính sách đặc thù cho tuyến metro TP.HCM – Cần GiờĐối với tuyến metro kết nối TP.HCM với huyện Cần Giờ (tuyến metro 12), Sở Giao thông Công chánh cho biết, dự án đã được xác lập trong Quy hoạch TP.HCM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tuyến dài khoảng 48,7 km, điểm đầu tại đường Nguyễn Văn Linh (quận 7), điểm cuối tại khu đất 39ha gần Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.TP.HCM đang nghiên cứu tuyến metro từ trung tâm TP.HCM đến huyện Cần Giờ.Quy hoạch tuyến này đã được cập nhật vào Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Lộ trình đầu tư trước năm 2030, phù hợp với Quyết định số 148/QĐ-TTg về đầu tư hạ tầng kết nối cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.Thủ tướng đã chỉ đạo nghiên cứu triển khai dự án qua các thông báo của Văn phòng Chính phủ. Ngày 17/3, Tập đoàn VinGroup đề xuất đầu tư tuyến này, UBND TP.HCM đang xem xét để đẩy nhanh tiến trình thực hiện.Nghị quyết số 188/2025/QH15 chưa đưa tuyến này vào danh mục dự án được hưởng cơ chế đặc thù nhưng Chính phủ có thẩm quyền điều chỉnh danh mục theo đề xuất của TP.HCM. Nếu dự án được bổ sung, tiến trình đầu tư sẽ được đẩy nhanh.Do đó, Sở Giao thông công chánh đề xuất UBND TP kiến nghị Thủ tướng thống nhất chủ trương bổ sung tuyến này vào danh mục dự án để thực hiện theo nghị quyết số 188. Trường hợp được bổ sung vào danh mục để áp dụng những cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, dự án sẽ được đẩy nhanh tiến trình đầu tư theo chỉ đạo của Thủ tướng.Trình phương án đường sắt đô thị nối trung tâm TP.HCM với Cần GiờDự kiến, công trình sẽ khởi công xây dựng từ năm 2026, vận hành thử, bàn giao dự án vào năm 2028. Báo Giao Thông trên Tin Liên quan Hướng tuyến kết nối metro TP.HCM đến Trảng Bom thế nào? TP.HCM lập ban chỉ đạo phát triển đường sắt đô thị Metro số 1 là công trình tiêu biểu chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam Bình luận bài viết (0) Gửi bình luận Bình luận mới nhất Được quan tâm nhất Xem tất cả bình luận

TP.HCM lấy ý kiến triển khai nhanh tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành [...]