Category Archives: ok

Đường bộ Hai nhà thầu ở cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu bị điểm danh vì thi công ì ạch Minh Tuệ – 28/03/2025, 16:14 Mặc dù tiến độ đắp nền đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đang rất gấp, phải kịp hoàn thành trong tháng 5 để thoát mùa mưa nhưng hiện nhiều nhà thầu chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, dù đã có mặt bằng và nguồn vật liệu. Ngày 28/3, trên công trường dự án thành phần 2 cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đoạn qua huyện Long Thành (Đồng Nai), hầu hết các nhà thầu đã huy động nhân lực, thiết bị để đẩy nhanh tiến độ trong mùa khô. Mặt bằng dự án cơ bản đã được giải phóng, vật liệu đất, đá cũng đủ để triển khai thi công. Nhờ đó, sản lượng thực hiện đến nay đạt khoảng 36%. Các nhà thầu đang tập trung thi công nền đường, cầu, cống và cấp phối đá dăm.Hiện nay, cơ bản các nhà thầu ở dự án thành phần 2 cũng đang tập trung đắp nền đường.Tuy nhiên, một số nhà thầu vẫn chậm tiến độ, chưa đáp ứng yêu cầu. Ban QLDA 85 đã có nhiều đợt kiểm tra, đôn đốc, yêu cầu các đơn vị này tăng cường thiết bị, nhân lực và đẩy mạnh thi công.Đơn cử như tại gói thầu số 9, nhà thầu Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Đơn vị này được giao nhiệm vụ đắp nền 5.000m3/ngày nhưng thực tế chỉ đạt khoảng 2.400m3, cao điểm cũng chỉ đạt 3.500m3. Tương tự, phần cấp phối đá dăm yêu cầu 610m3/ngày nhưng nhà thầu chỉ thực hiện được chưa đến 80m3/ngày.Tại công trường, nhiều khu vực vẫn bỏ trống, không có thiết bị thi công, đặc biệt ở các đoạn đắp vật liệu dạng hạt, hầm chui và cống hộp. Nhà thầu cũng thiếu hụt hàng loạt thiết bị gồm 3 xe lu, 1 máy san, 2 máy ủi, 2 máy xúc và dây chuyền thi công cấp phối đá dăm gia cố xi măng.Trước tình trạng này, Ban QLDA 85 yêu cầu Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn bổ sung 3 cán bộ kỹ thuật và huy động thêm 5 máy lu rung, 2 máy đào, 2 máy ủi, 1 máy san để thi công liên tục “3 ca, 4 kíp” nhằm bù tiến độ. Nhà thầu Trường Sơn còn thi công đoạn đầu tuyến thuộc thành phần 1 của dự án nhưng cũng từng bị chủ đầu tư nhắc nhở vì chậm huy động thiết bị. Theo ghi nhận, dù mặt bằng cơ bản đã có nhưng số lượng máy móc, nhân sự của đơn vị này tại công trường vẫn rất hạn chế.Nhà thầu Trường Sơn thi công nhiều vị trí quan trọng, trong đó có nút giao lớn với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.Cũng ở gói thầu số 9, tại dự án thành phần 2, Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Miền Trung cũng rơi vào tình trạng tương tự khi chưa huy động đủ máy móc thiết bị. Kiểm tra thực tế, Ban QLDA 85 phát hiện khu vực thi công của nhà thầu này thưa thớt thiết bị, một số đoạn còn để cỏ mọc, đất bỏ trống.Nhà thầu được giao đắp nền 5.200m3/ngày, nhưng thực tế chỉ đạt 2.400 – 3.000m3/ngày. Hơn nữa, đơn vị đang thiếu hụt 7 máy lu rung, 1 máy rải và gần như chưa tập kết cấp phối đá dăm, trong khi khối lượng cần thiết lên tới 100.000m3.Hiện nay, đất đã về công trường nhiều nên Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Miền Trung cũng đang cố gắng tăng tốc sau khi bị nhắc nhở.Ông Hoàng Văn Kiên, Chỉ huy trưởng Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Miền Trung, thừa nhận tiến độ chậm do ban đầu gặp khó khăn về vật liệu. Tuy nhiên, đơn vị đã tăng cường thiết bị, tổ chức thi công liên tục ca kíp để bù sản lượng. Trong khi các nhà thầu trên bị nhắc nhở thì theo ghi nhận ở dự án thành phần 2 cũng còn một số đơn vị đang huy động đủ xe máy thiết bị nhân sự, đắp mỗi ngày hơn 5.000m3 đất là Vinaconex (đoạn cuối tuyến giáp thành phần 3) và Công ty CP Trường Long. Nhờ vậy hiện nay nền đường đang cao dần, đã hình thành rõ nét.Theo Ban QLDA 85 hiện vật liệu đất đã đáp ứng, các mỏ cũng cung ứng cơ bản cho thi công cao tốc.Theo ông Phạm Văn Minh, Giám đốc Ban QLDA 85, mặt bằng dự án cơ bản đã đủ để thi công. UBND tỉnh Đồng Nai đã cấp phép khai thác 3 mỏ đất đắp tại các xã Phước Bình, Bàu Cạn (huyện Long Thành) và thị trấn Long Giao (huyện Cẩm Mỹ), giúp đảm bảo nguồn vật liệu. “Ban đang đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ để bù lại phần bị chậm trễ nhằm kịp đưa dự án cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2025,” ông Minh cho biết.Còn về mặt bằng, ông Trần Văn Thân, Phó chủ tịch UBND huyện Long Thành (Đồng Nai) cho hay đến nay huyện đã bàn giao 94% mặt bằng cao tốc. Mặt bằng dự án thành phần 2 hiện cơ bản đủ đáp ứng thi công.Trong đó giao cho dự án thành phần 1 đạt 87% còn dự án thành phần 2 đạt 95% (còn hơn 40 hộ chưa bàn giao). “Từ nay đến 31/3, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động người dân bàn giao mặt bằng, đồng thời triển khai cưỡng chế với các trường hợp chây ì,” ông Thân nói. Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đoạn qua Đồng Nai dài 34km, trong đó dự án thành phần 1 dài hơn 16km, dự án thành phần 2 dài hơn 18km. Dự án khởi công tháng 6/2023, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025. Báo Giao Thông trên Tin Liên quan Nhiều nhà thầu bị nhắc nhở, cao tốc qua Đồng Nai hiện thi công ra sao? Loạt nhà thầu chậm huy động nhân lực, thiết bị thi công cao tốc Cần Thơ – Cà Mau Yêu cầu xử lý nhà thầu chậm tiến độ thi công cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ Bình luận bài viết (0) Gửi bình luận Bình luận mới nhất Được quan tâm nhất Xem tất cả bình luận

Hai nhà thầu ở cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu bị điểm danh vì [...]

Soi Cầu XSMB 27-3-2025 | Dự đoán xổ số miền bắc ngày 27 tháng 3 năm 2025

Soi Cầu XSMB 27-3-2025 – Là một người chơi yêu thích bộ môn cá cược [...]

Soi Cầu XSMB 28-3-2025 | Dự đoán xổ số miền bắc ngày 28 tháng 3 năm 2025

Soi Cầu XSMB 28-3-2025 – Là một người chơi yêu thích bộ môn cá cược [...]

Đường bộ Đồng Nai kiến nghị nâng cấp bốn nút giao lớn trên QL51 Minh Tuệ – 27/03/2025, 14:54 Đồng Nai vừa đề xuất nâng cấp thêm hai nút giao lớn trên QL51. Trước đó, địa phương cũng đã kiến nghị nâng cấp hai nút giao trên tuyến. Theo tin từ UBND tỉnh Đồng Nai, mới đây địa phương vừa tiếp tục kiến nghị Bộ Xây dựng sớm đầu tư nâng cấp thêm các nút giao mới trên tuyến QL51 để đảm bảo việc lưu thông an toàn, đặc biệt trong bối cảnh cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sắp đi vào khai thác.Điểm đầu QL51 giao với QL1 đoạn ngã tư Vũng Tàu nên lưu lượng xe đông. Theo đó, hiện nay trên QL51 có thêm hai nút giao lớn thường xuyên là điểm nóng mất ATGT, thường xuyên ùn tắc nên được địa phương kiến nghị đầu tư nâng cấp là nút giao giữa quốc lộ 51 với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và nút giao quốc lộ 51 với đường tỉnh 25B. Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, ở hai nút giao này, thời gian qua, tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra, nhất là vào các ngày cuối tuần, dịp lễ, Tết. Do đó, UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Bộ Xây dựng bổ sung hầm chui hoặc cải tạo thành nút giao khác mức liên thông hoàn chỉnh nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, kẹt xe.Đồng Nai kiến nghị xây dựng thêm hai nút giao lớn trên QL51 để đảm bảo lưu thông thuận lợi. Riêng điểm giao QL51 với tuyến đường tỉnh 25B lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho rằng, đây là tuyến đường huyết mạch để các phương tiện lưu thông ra, vào các khu công nghiệp, cảng biển trên địa bàn huyện Nhơn Trạch. Chính vì vậy, tình trạng ùn tắc giao thông cũng xảy ra rất nghiêm trọng. Đồng Nai kiến nghị Bộ Xây dựng sớm đầu tư nút giao khác mức tại vị trí nút giao này để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, kẹt xe. Với các kiến nghị của UBND tỉnh Đồng Nai, trước đó tại buổi làm việc với địa phương vào cuối tháng 3, đại diện Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Xây dựng) cho biết, đối với nút giao QL51 với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Cục đã đề xuất đưa hạng mục này vào dự án mở rộng đoạn TP.HCM – Long Thành thuộc tuyến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Còn nút giao giữa QL51 với đường tỉnh 25B, theo quy định của Luật Đường bộ năm 2024, ngoài các tuyến quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và các tuyến đường cao tốc, các tuyến quốc lộ sẽ được bàn giao lại cho các địa phương quản lý. Vì vậy, với vị trí nút giao này, Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị tỉnh Đồng Nai cân đối kinh phí để đầu tư nhằm đảm bảo kết nối thuận lợi với các tuyến khác.Một đoạn dọc tuyến QL51. Ngoài hai nút giao mới đề xuất kiến nghị này, hiện Đồng Nai cũng đang nghiên cứu phương án nâng cấp hai nút giao ngã tư Vũng Tàu, cổng 11 cũng như đoạn kết nối giữa hai nút giao để tránh ùn tắc. Địa phương đã nhiều lần làm việc với nhà đầu tư là Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM về phương án nâng cấp hai nút giao này. Trong đó, với nút giao ngã tư Vũng Tàu, đơn vị kiến nghị lựa chọn phương án nút giao bóng đèn để đầu tư xây dựng nhằm phù hợp với điều kiện mặt bằng khu vực và đáp ứng tốt nhu cầu giao thông.Với nút giao cổng 11, đề xuất trong giai đoạn 1 sẽ xây dựng 2 cầu vượt trực thông kết hợp đảo xuyến dưới cầu để ưu tiên xây dựng và quy hoạch mặt bằng nút theo quy mô hoàn thiện để mở rộng nút giao ở giai đoạn 2. Cả hai nút giao này, trường hợp nguồn vốn bố trí cho dự án còn hạn chế có thể xem xét phương án phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn.Lưu lượng xe ra vào khu công nghiệp trên QL51 khá đông đúc. Còn hạng mục đường trên cao dọc QL51 từ nút giao ngã tư Vũng Tàu đến nút giao cổng 11, nhà đầu tư kiến nghị làm đường trên cao. Theo nhà đầu tư, đây là phương án tối ưu, hạn chế giải phóng mặt bằng, thuận tiện. Nếu triển khai bằng phương án này sẽ giữ nguyên bề rộng QL51 hiện nay, đồng thời, xây dựng cầu cạn cho tuyến đường trên cao với quy mô 6 làn xe. Như vậy, kết hợp với 8 làn xe đường dưới thấp, QL51 qua đoạn tuyến này sẽ có tổng cộng 14 làn xe. Với phương án đề xuất, theo nhà đầu tư, tổng mức đầu tư của dự án là gần 12.000 tỷ đồng. QL51 có chiều dài khoảng gần 70km, có điểm đầu tại QL1, thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), điểm cuối tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là một trong những tuyến quốc lộ có lưu lượng phương tiện lớn nhất cả nước với khoảng trên 60.000 lượt xe qua lại mỗi ngày, dịp lễ Tết có thời điểm trên 100.000 lượt. Do đó tình trạng ùn tắc, kẹt xe thường xuyên diễn ra trên tuyến quốc lộ này, đặc biệt là tại các vị trí nút giao với các tuyến đường cao tốc, đường tỉnh.Mới đây Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) cũng có văn bản đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu rà soát quy hoạch các tỉnh và quy hoạch chung các đô thị có liên quan của hai tỉnh để nghiên cứu, đề xuất nội dung phương án nâng cấp QL51 thành đường cao tốc đô thị (bao gồm phương án quy hoạch, phương án đầu tư và đề xuất, kiến nghị). Báo Giao Thông trên Tin Liên quan Gần 12.000 tỷ đồng để làm đường trên cao và hai nút giao lớn trên QL51 Xe đầu kéo và xe máy va chạm trên QL51, một người phụ nữ tử vong tại chỗ Nghiên cứu nâng cấp QL51 thành đường cao tốc đô thị Bình luận bài viết (0) Gửi bình luận Bình luận mới nhất Được quan tâm nhất Xem tất cả bình luận

Đồng Nai kiến nghị nâng cấp bốn nút giao lớn trên QL51 [...]

Đường bộ Đề xuất hơn 43.500 tỷ đồng đầu tư cao tốc Quy Nhơn – Pleiku Nam Khánh – 27/03/2025, 16:46 Theo đề xuất mới nhất, dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku được trình xem xét thẩm định với tổng mức đầu tư hơn 43.500 tỷ đồng, cao hơn so với con số tính toán sơ bộ ở phương án trình lần đầu tiên. Trên cơ sở hoàn thiện theo ý kiến góp ý của các đơn vị và thành viên hội đồng thẩm định, Ban QLDA 2 vừa gửi Bộ Xây dựng tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường bộ Quy Nhơn – Pleiku.Dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku được lên kế hoạch khởi công vào cuối tháng 12/2025 (Ảnh minh hoạ).So với phương án được báo cáo vào trung tuần tháng 3/2025, tại tờ trình mới nhất, 2 nội dung lớn có sự điều chỉnh là phạm vi và tổng mức đầu tư dự án. Theo đề xuất mới nhất, dự án sẽ có tổng chiều dài xấp xỉ 125km đi qua địa bàn hai tỉnh: Bình Định (hơn 40km) và Gia Lai (gần 85km).Điểm đầu dự án tại Km 0+000 QL19B (khoảng lý trình Km 39+200) thuộc phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Điểm cuối dự án tại Km 124+960 QL14 (đường Hồ Chí Minh, khoảng lý trình Km 1606+770/ĐHCM) thuộc xã Ia Kênh, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai.Tổng mức đầu tư dự án cũng được xác định lại, sơ bộ tính toán khoảng 43.510 tỷ đồng, tăng so với phương án đưa ra trước đó. “Việc cân đối lại tổng mức đầu tư dự án xuất phát từ một số yếu tố: Chiều dài dự án tăng; Công tác GPMB được chuẩn xác lại theo giá đất mới của địa phương; Tham khảo suất đầu tư của các dự án tương tự và sự thay đổi liên quan đến chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn…”, đại diện Ban QLDA 2 chia sẻ.Tại tờ trình đầu tiên, tổng chiều dài toàn tuyến được xác định khoảng 123km (đoạn qua Bình Định dài khoảng hơn 37km, qua Gia Lai dài hơn 85km). Tổng mức đầu tư khoảng 38.917 tỷ đồng.Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku sẽ được đầu tư với quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh theo quy hoạch, bề rộng nền đường 24,75m, vận tốc thiết kế 100km/h. Theo tính toán, phục vụ thi công dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku, tổng diện tích đất chiếm dụng sơ bộ khoảng hơn 942ha. Số hộ dân bị ảnh hưởng khoảng hơn 3.000 hộ. Tạo thuận lợi trong tổ chức thực hiện, Ban QLDA 2 đề xuất chia dự án thành 3 dự án thành phần.Cụ thể, dự án thành phần 1 (Km 0+000 – Km 22+000) dài 22km, đi qua địa bàn tỉnh Bình Định, tổng mức đầu tư sơ bộ gần 6.900 tỷ đồng. Dự án thành phần 2 (Km 22+000 – Km 90+000) dài 68km đi qua địa bàn hai tỉnh Bình Định, Gia Lai, tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 27.400 tỷ đồng. Dự án thành phần 3 (Km 90+000 – Km 124+960) dài gần 35km đi qua địa bàn tỉnh Gia Lai, tổng mức đầu tư sơ bộ gần 9.200 tỷ đồng.Nguồn vốn đầu tư dự án sẽ sử dụng từ nguồn vốn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước năm 2024; nguồn vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn được cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030.Bảo đảm dự án có thể khởi công năm 2025, đưa vào khai thác từ năm 2029, đơn vị quản lý dự án cũng đề xuất 10 cơ chế đặc thù về: triển khai đồng thời lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; Kế hoạch bố trí vốn cho dự án; Thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư; Phân chia dự án thành phần; Trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định đầu tư dự án/dự án thành phần; Cơ chế về chỉ định thầu; Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng; Cơ chế về bãi đổ thải và cơ chế về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Báo Giao Thông trên Tin Liên quan Bình Định phấn đấu khởi công cao tốc Quy Nhơn – Pleiku trong năm 2025 Gần 39.000 tỷ đồng đầu tư cao tốc Quy Nhơn – Pleiku Gia Lai đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku Bình luận bài viết (0) Gửi bình luận Bình luận mới nhất Được quan tâm nhất Xem tất cả bình luận

Đề xuất hơn 43.500 tỷ đồng đầu tư cao tốc Quy Nhơn – Pleiku [...]

Đăng kiểm Xe cứu hộ giao thông có chu kỳ đăng kiểm ra sao? Yến Chi – 27/03/2025, 16:47 Xe cứu hộ giao thông được xếp vào loại ô tô chuyên dùng được sử dụng trong hoạt động cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ. Đường dây nóng Báo Xây dựng nhận được câu hỏi của bạn đọc về việc Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ 1/1/2025 có nhiều quy định mới dành cho xe cứu hộ giao thông. Vậy chu kỳ đăng kiểm của loại phương tiện này thế nào?Ô tô cứu hộ giao thông có chu kỳ đăng kiểm dài nhất là 24 tháng – chu kỳ đăng kiểm đầu tiên (ảnh minh hoạ).Về vấn đề này, đại diện một cơ sở đăng kiểm ở Hà Nội cho biết, theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Thông tư 53/2024 quy định về phân loại phương tiện giao thông đường bộ, ô tô cứu hộ giao thông được xếp vào nhóm ô tô chuyên dùng.Đối chiếu với quy định tại Thông tư 47/2024, ô tô cứu hộ giao thông sẽ có chu kỳ đăng kiểm đầu tiên 24 tháng (được miễn kiểm định trong trường hợp xe chưa qua sử dụng, có năm sản xuất đến năm được cấp giấy chứng nhận kiểm định lần đầu dưới 3 năm (năm sản xuất cộng 2 năm)).Sau chu kỳ này, với xe có thời gian sản xuất đến 7 năm, chu kỳ kiểm định là 12 tháng/lần.Đối với xe có thời gian sản xuất trên 7 năm, chu kỳ kiểm định là 6 tháng/lần.Trường hợp xe cứu hộ giao thông có cải tạo (chuyển đổi công năng hoặc thay đổi một trong các hệ thống: lái, phanh (trừ trường hợp lắp thêm bàn đạp phanh phụ), chu kỳ đăng kiểm đầu tiên là 12 tháng (không miễn kiểm định), sau đó có chu kỳ đăng kiểm định kỳ 6 tháng/lần. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định: Ô tô cứu hộ giao thông đường bộ là ô tô chuyên dùng có dấu hiệu nhận biết và trang bị dụng cụ, thiết bị dùng để cứu hộ hỗ trợ di chuyển hoặc chuyên chở các phương tiện giao thông đường bộ bị hư hỏng, bị sự cố.Xe cứu hộ giao thông đường bộ phải có dấu hiệu nhận diện, niêm yết thông tin trên xe, gắn thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe. Báo Giao Thông trên Tin Liên quan Có giấy hẹn cấp đăng ký xe, vì sao ô tô vẫn bị từ chối đăng kiểm? Số khung ô tô mờ, làm cách nào để được đăng kiểm? Ô tô con tập lái có chu kỳ đăng kiểm ra sao? Bình luận bài viết (0) Gửi bình luận Bình luận mới nhất Được quan tâm nhất Xem tất cả bình luận

Xe cứu hộ giao thông có chu kỳ đăng kiểm ra sao? [...]

Hàng không Dự án Cảng hàng không Quảng Trị: Gỡ vướng mặt bằng, di dời đường điện, trạm BTS Duy Lợi – 27/03/2025, 18:55 Tỉnh Quảng Trị yêu cầu huyện Gio Linh làm việc trực tiếp và vận động các hộ dân tạm cư để giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng 25,9ha còn lại. Ban QLDA Đầu tư xây dựng tỉnh triển khai phương án di dời đường điện 110kV, 2 trạm BTS… Ngày 27/3, ông Lê Đức Tiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị chủ trì cuộc họp với các sở, ban, ngành và nhà đầu tư để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án Cảng hàng không Quảng Trị.Một số hộ dân tại xã Gio Quang, huyện Gio Linh đã đồng ý tạm cư, tháo dỡ nhà cửa để bàn giao mặt bằng thi công dự án Cảng hàng không Quảng Trị.Báo cáo tại cuộc họp, Ban QLDA Đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị và UBND huyện Gio Linh cho biết, đến nay, huyện Gio Linh đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 239,4ha/265,3ha và đang tích cực thực hiện giải phóng 25,9ha mặt bằng còn lại.UBND tỉnh Quảng Trị đã cho nhà đầu tư thuê đất đợt 1 với diện tích 140,56ha và đang thi công hạng mục sân đỗ. Nhà đầu tư cũng đã nộp hồ sơ đề nghị giao đất đợt 2 với diện tích 98,9ha; trong đó, tổng khối lượng đất tầng mặt phải bóc tách 81.176m3 và dự án chỉ có nhu cầu sử dụng 19.764m3 trong phạm vi dự án.Khối lượng còn lại 61.412m3, nhà đầu tư đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị hỗ trợ đơn vị này làm việc với các địa phương để có phương án xử lý.Đối với việc di dời đường dây tải điện 110kV và 2 trạm thu phát sóng (trạm BTS) để đảm bảo an toàn hoạt động bay, Ban QLDA Đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị đề xuất với UBND tỉnh 2 phương án.Cụ thể, trường hợp nhà đầu tư tổ chức thực hiện di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, đề nghị nhà đầu tư làm việc, ký kết hợp đồng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với huyện Gio Linh để triển khai các thủ tục di dời các hạng mục theo quy định của pháp luật về đất đai.Trường hợp nhà đầu tư kiến nghị giao cho cơ quan nhà nước tổ chức di dời, tách các hạng mục di dời đường dây điện 110kV, các trạm BTS Viettel, Mobifone thành một dự án mới và giao cho một cơ quan làm chủ đầu tư để có cơ sở triển khai thực hiện.Dự án đường tránh phía Đông TP Đông Hà đoạn Dốc Miếu – QL9 đang thi công gần đoạn giao với dự án tuyến đường kết nối Cảng hàng không Quảng Trị với QL1 giai đoạn 1.Đối với hạng mục đấu nối cấp nước ngoài phạm vi dự án, Ban QLDA Đầu tư xây dựng tỉnh đã phối hợp với Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Trị và nhà đầu tư khảo sát hiện trường, thống nhất vị trí đấu nối cấp nước tại Khu công nghiệp Quán Ngang.Còn hạng mục đấu nối cấp điện, Công ty Điện lực Quảng Trị đã tổ chức khảo sát hiện trường và thống nhất vị trí đấu nối cấp điện, tuy nhiên do chưa xác định được chủ đầu tư các hạng mục đấu nối nên chưa có cơ sở bố trí kinh phí thuê đơn vị tư vấn lập phương án đấu nối.Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến nhấn mạnh, để thực hiện dự án Cảng hàng không Quảng Trị theo đúng tiến độ đã đề ra cần phải đẩy nhanh việc giải phóng mặt bằng và đưa ra những giải pháp cụ thể để tháo gỡ vướng mắc trong việc xây dựng các hạng mục dự án.Do đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị UBND huyện Gio Linh tổ chức làm việc trực tiếp và vận động các hộ dân đồng ý với phương án tạm cư để giải phóng mặt bằng, sớm bàn giao số mặt bằng còn lại cho nhà đầu tư tổ chức thi công đảm bảo tiến độ.Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị cũng đề nghị nhà đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện hoàn thành hồ sơ phương án sử dụng tầng đất mặt trong thời gian sớm nhất để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.Về việc di dời các công trình đảm bảo an toàn hoạt động bay, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị giao Ban QLDA Đầu tư xây dựng tỉnh triển khai phương án tổ chức di dời đường dây tải điện 110kV và 2 trạm BTS theo đúng quy định.Một góc dự án Cảng hàng không Quảng Trị đang thi công.Còn điểm đấu nối hạ tầng kỹ thuật cấp điện, cấp nước ngoài phạm vi dự án, Ban QLDA Đầu tư xây dựng tỉnh lập chủ trương đầu tư thực hiện các hạng mục đấu nối cấp điện, cấp nước ngoài phạm vi dự án và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét. Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công – tư (PPP) và UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.Dự án gồm dự án thành phần 1 (Giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ quan Nhà nước tại cảng hàng không) thực hiện theo hình thức đầu tư công và dự án thành phần 2 (Xây dựng cảng hàng không) thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT).Dự án giải phóng mặt bằng Cảng hàng không Quảng Trị (giai đoạn 1) đã được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi tháng 12/2023. Theo đó, tổng diện tích thực hiện dự án tại các xã Gio Quang, Gio Mai và Gio Hải thuộc huyện Gio Linh hơn 265,3ha, trong đó đất dùng chung hơn 177,6ha, đất cảng hàng không dân dụng hơn 87,7ha (chưa thực hiện khu đất quân sự 51,2ha). Tổng mức đầu tư hơn 233,1 tỷ đồng, do UBND huyện Gio Linh làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện dự án 2023 – 2025.Dự án thành phần 2 – Xây dựng cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị, tổng mức đầu tư 5.821 tỷ đồng, đã được liên danh Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng giao thông T&T – Công ty CP Tập đoàn CIENCO4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ khởi công vào tháng 7/2024. Dự án Cảng hàng không Quảng Trị đang thi công thế nào?Dự án Cảng hàng không Quảng Trị đang thi công hạng mục sân đỗ và lề vật liệu, tiếp tục triển khai GPMB 25,73ha còn lại, trong đó có 6,74ha vùng lõi dự án. Báo Giao Thông trên Tin Liên quan Lâm Đồng đề nghị nghiên cứu xây đường băng thứ 2 tại Liên Khương Chuyển mục đích sử dụng 9,2ha rừng để làm đường kết nối Cảng hàng không Quảng Trị với QL1 Vận động dân tạm cư, nỗ lực bàn giao mặt bằng dự án CHK Quảng Trị trong quý I Bình luận bài viết (0) Gửi bình luận Bình luận mới nhất Được quan tâm nhất Xem tất cả bình luận

Dự án Cảng hàng không Quảng Trị: Gỡ vướng mặt bằng, di dời đường điện, [...]

Giao thông Cầu cảng 1.000 tỷ chia tải với cảng Vũng Áng Hà Vũ – 27/03/2025, 10:58 Cầu cảng số 3 với nguồn vốn 1.000 tỷ đồng – bến cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) đưa vào vận hành sẽ “chia lửa” cho các cầu cảng số 1 và số 2 đang trong tình trạng quá tải. Những năm gần đây, cảng Vũng Áng luôn sôi động, lượng hàng từ nước bạn Lào thông quan luôn tăng hằng năm.Cầu cảng số 1 và số 2 lần lượt đưa vào hoạt động năm 2001 và 2010 luôn trong tình trạng quá tải khi lượng hàng mỗi năm thông quan đều tăng.Tuy nhiên, những nhà quản lý khai thác cảng Vũng Áng cũng đứng trước bài toán “khó giải” khi cầu cảng số 1 và 2 cảng Vũng Áng có tổng công suất thiết kế hơn 1,32 triệu tấn hàng hóa/năm, lần lượt đưa vào hoạt động năm 2001 và 2010 luôn trong tình trạng “ngộp hàng”. Các xe tải biển số Lào để được vào các cầu cảng này bốc dỡ hàng hóa phải xếp hàng chờ trên tuyến quốc lộ 12C, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Trước thực trạng trên, đơn vị khai thác cảng Vũng Áng là công ty CP cảng quốc tế Lào – Việt cùng với các cơ quan quản lý địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp như cải cách thủ tục hành chính; thực hiện cải tạo, nâng cấp cầu số 1 từ chỗ cho phép tiếp nhận tàu 15.000 DWT lên 45.000 DWT ra vào làm hàng; hoàn thành thử nghiệm và thực hiện chương trình cho phép tàu tải trọng lớn cập rời cảng Vũng Áng 24/24h trong ngày…Mỗi ngày có hàng trăm lượt xe xếp hàng chở hàng chờ được vào cảng bốc dỡ hàng hóa.Theo lãnh đạo Công ty CP Cảng quốc tế Lào – Việt – đơn vị vận hành, khai thác cảng Vũng Áng, 5 tháng đầu năm 2024 sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt xấp xỉ 2 triệu tấn, tăng khoảng 8-10% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến quý I năm 2025, lượng hàng hóa thông quan qua cảng chủ yếu hàng hóa từ Lào sẽ còn tăng mạnh.Mới đây, Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam (Bộ Xây dựng) vừa ban hành quyết định công bố mở cầu cảng số 3 – bến cảng Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó, cầu cảng số 3 – bến cảng Vũng Áng thuộc Công ty CP Cảng quốc tế Lào – Việt được đặt tại KKT Vũng Áng có chức năng tiếp nhận tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài ra, vào neo đậu, bốc xếp hàng hóa và thực hiện các dịch vụ hàng hải khác có liên quan.Cầu cảng số 3 được đầu tư 1.000 tỷ đồng đưa vào hoạt động sẽ chia lửa cho lượng hàng hóa vào cảng Vũng Áng.Cầu cảng số 3 nằm trong vùng nước cảng biển thuộc khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh đã được Bộ GTVT công bố tại Thông tư số 49/2013/TT-BGTVT ngày 6/12/2013.Cầu cảng có kết cấu dạng bến liền bờ, chiều dài 225m; tiếp nhận tàu chở hàng tổng hợp trọng tải lên đến 45.000 DWT, lượng giãn nước tối đa là 55.052 tấn.Dự kiến, nếu bến cảng số 3 vào hoạt động sẽ góp phần đưa tổng công suất 3 bến của Công ty CP Cảng quốc tế Lào – Việt lên trên 6 triệu tấn/năm. Cầu cảng số 3 cảng Vũng Áng do Công ty CP Cảng quốc tế Lào – Việt làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 2 giai đoạn là gần 1.000 tỷ đồng, gồm các hạng mục: Bến cập tàu, khu nước trước bến, kè gầm bến, bãi chứa hàng, hệ thống đường trong cảng và các hạ tầng kỹ thuật, công trình phụ trợ khác. Sau khi hoàn thành, cầu cảng số 3 có khả năng tiếp nhận cỡ tàu có trọng tải đến 45.000 DWT, công suất thiết kế đạt 1,7 triệu tấn/năm.Việc đầu tư xây dựng thêm cầu cảng số 3 sẽ đảm bảo cơ sở hạ tầng cho sự phát triển kinh tế của khu vực, đáp ứng nhu cầu hàng hóa ngày càng gia tăng, đồng thời tăng chỉ số hấp dẫn trong thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng, tạo sự tăng trưởng KT-XH cho Hà Tĩnh và khu vực miền Trung. Bên cạnh đó còn phục vụ tốt việc xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng quá cảnh và giao thương, hợp tác với nước bạn Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan. Báo Giao Thông trên Tin Liên quan Bộ Xây dựng cho phép cảng Sài Gòn – Hiệp Phước thí điểm đón tàu khách quốc tế Đề xuất xây cảng tạm ở Vũng Áng, Cục Hàng hải nói gì? Khai thác bến cảng 1.000 tỷ đồng tại Vũng Áng trong năm 2022 Bình luận bài viết (0) Gửi bình luận Bình luận mới nhất Được quan tâm nhất Xem tất cả bình luận

Cầu cảng 1.000 tỷ chia tải với cảng Vũng Áng [...]

Đường bộ VEC khẳng định đủ năng lực tài chính tham gia đầu tư mở rộng hai tuyến cao tốc lớn Nam Khánh – 27/03/2025, 11:21 VEC khẳng định bảo đảm khả năng trả nợ và có khả năng thực hiện phương án đầu tư mở rộng hai tuyến cao tốc: Cầu Giẽ – Ninh Bình và Hà Nội – Lào Cai đoạn Yên Bái – Lào Cai. Ngay sau một ngày Bộ Xây dựng có văn bản đề nghị Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đánh giá khả năng huy động vốn tham gia đầu tư mở rộng hai tuyến cao tốc: Cầu Giẽ – Ninh Bình và Hà Nội – Lào Cai đoạn Yên Bái – Lào Cai, VEC đã có văn bản báo cáo chính thức về vấn đề này.Theo đó, VEC khẳng định bảo đảm khả năng trả nợ và có khả năng thực hiện đầu tư mở rộng, nâng cấp cả hai dự án. Tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đang được VEC quản lý, vận hành khai thác (Ảnh: Tạ Hải).Đưa ra dẫn chứng cho quan điểm trên, dự án mở rộng đoạn Yên Bái – Lào Cai có sơ bộ tổng mức đầu tư gần 7.700 tỷ đồng với cơ cấu nguồn vốn được đề xuất gồm: Vốn ngân sách nhà nước là 3.005 tỷ đồng (khoảng 40% tổng mức đầu tư); Vốn VEC huy động khoảng 4.613 tỷ đồng (khoảng 60% tổng mức đầu tư, trong đó, vốn tự có của VEC là 777 tỷ đồng, vốn vay hơn 3.200 tỷ đồng, lãi vay trong thời gian xây dựng khoảng hơn 600 tỷ đồng). Dựa trên các thông số đầu vào, thời gian hoàn vốn dự án khoảng 20 năm. “Kết quả phân tích cho thấy, lũy kế dòng tiền của riêng dự án đầu tư mở rộng luôn dương. Lũy kế dòng tiền sau thuế hòa chung của 5 dự án cũng luôn dương, mức dương thấp nhất vào năm 2027 là 262 tỷ đồng”, VEC thông tin. Đối với dự án mở rộng cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, tổng mức đầu tư sơ bộ dự kiến hơn 2.100 tỷ đồng với cơ cấu nguồn vốn được lũy xuất gồm: Vốn ngân sách Nhà nước khoảng 840 tỷ đồng (khoảng 40% tổng mức đầu tư); Vốn VEC huy động khoảng gần 1.300 tỷ đồng (khoảng 60% tổng mức đầu tư, trong đó, vốn tự có của VEC là 270 tỷ đồng, vốn vay 890 tỷ đồng, lãi vay trong thời gian xây dựng khoảng 113 tỷ đồng).”Tính toán cho thấy, lũy kế dòng tiền sau thuế của riêng dự án đầu tư mở rộng luôn dương. Lũy kế dòng tiền sau thuế hòa chung của 5 dự án cũng luôn dương, mức dương thấp nhất vào năm 2032 là 565 tỷ đồng. Như vậy, phương án này khả thi về mặt tài chính”, VEC khẳng định. Theo phương án được đề xuất, đoạn tuyến cao tốc Yên Bái – Lào Cai sẽ đầu tư mở rộng quy mô từ 2 làn xe lên 4 làn xe hoàn chỉnh, tổng chiều dài hơn 121km. Dự án dự kiến được triển khai trong khoảng thời gian từ năm 2025-2027. Dự án mở rộng cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình được đề xuất đầu tư mở rộng quy mô từ 4 làn lên 6 làn xe, tổng chiều dài 50km. Điểm đầu tại Km 210+000 (điểm đầu cao tốc) thuộc TP Hà Nội, tiếp nối tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ. Điểm cuối tại Km 260+030 trên QL10, đoạn nối Nam Định – Ninh Bình. Nếu được chấp thuận, dự án dự kiến sẽ được triển khai xây dựng trong thời gian từ năm 2026-2028. Trước đó, ngày 20/3/2025, tại văn bản gửi VEC, Bộ Xây dựng đề nghị doanh nghiệp này rà soát, đánh giá khả năng huy động vốn tham gia đầu tư các tuyến cao tốc: Cầu Giẽ – Ninh Bình, Nội Bài – Lào Cai, tính toán khả năng trả nợ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ, tính khả thi phương án tài chính của 2 dự án nói riêng và 5 dự án do VEC đang quản lý, khai thác; Sự phù hợp với phương án tăng vốn điều lệ giai đoạn 2024-2026 đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận.VEC cũng được yêu cầu xây dựng kế hoạch triển khai đầu tư các dự án trên trong trường hợp VEC được cấp có thẩm quyền chấp thuận đề xuất VEC góp vốn đầu tư, trong đó dự án mở rộng đoạn Yên Bái – Lào Cai thuộc tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai khởi công trong năm 2025. Báo Giao Thông trên Tin Liên quan Đánh giá khả năng huy động vốn đầu tư mở rộng hai tuyến cao tốc lớn do VEC quản lý VEC lên kế hoạch “nâng đời” loạt cao tốc ngay sau khi được “bơm vốn” Kỳ vọng gì từ việc tăng vốn điều lệ lên hơn 38.000 tỷ đồng cho VEC? Bình luận bài viết (0) Gửi bình luận Bình luận mới nhất Được quan tâm nhất Xem tất cả bình luận

VEC khẳng định đủ năng lực tài chính tham gia đầu tư mở rộng hai [...]

Hàng hải Cảng biển Quảng Ngãi được quy hoạch thế nào? Hồ An – 27/03/2025, 08:44 Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch, cảng biển Quảng Ngãi gồm khu bến Dung Quất, bến cảng Sa Kỳ, bến cảng Mỹ Á, bến cảng Bến Đình (đảo Lý Sơn) và các bến cảng tiềm năng khác theo quy hoạch khu kinh tế Dung Quất phục vụ giao lưu giữa đất liền với đảo Lý Sơn và phát triển kinh tế – xã hội địa phương; các khu neo đậu, khu chuyển tải, tránh bão.Theo quy hoạch, các bến cảng sẽ tập trung chủ yếu tại khu bến Dung Quất, đáp ứng cho tàu tới 200.000 DWT hành hải (Ảnh minh họa).Mục tiêu đến năm 2030, cảng biển đáp ứng cho lượng hàng hóa thông qua từ 47,20 – 48,20 triệu tấn và hành khách từ 1,13 – 1,26 triệu hành khách. Kết cấu hạ tầng sẽ có tổng số 11 bến cảng gồm 41 cầu cảng với tổng chiều dài 8.251,5m (chưa bao gồm các bến cảng khác). Tầm nhìn đến năm 2050, cảng biển đáp ứng cho lượng hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 4,5%/năm đến 5,5%/năm. Đồng thời, tiếp tục phát triển các bến cảng mới đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa. Trong đó, các bến cảng tập trung chủ yếu tại khu bến Dung Quất, với quy mô tới năm 2030 khoảng 9 bến cảng (gồm 38 cầu cảng) với tổng chiều dài 7.861m (chưa bao gồm các bến cảng khác). Kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng định hướng duy trì chuẩn tắc luồng hiện hữu cho tàu đến 200.000 tấn hành hải. Trường hợp huy động nguồn xã hội hóa, cho phép đầu tư luồng hàng hải phù hợp với quy mô quy hoạch bến cảng. Quy hoạch kết cấu hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm an toàn hàng hải và quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải tại khu vực cảng biển. Để thực hiện được những mục tiêu trên, quy hoạch định hướng cần có cơ chế thu hút đầu tư xây dựng bến cảng, đặc biệt là các bến cảng phục vụ chung tại các khu kinh tế, công nghiệp, cụm công nghiệp để nâng cao hiệu quả đầu tư bến cảng, quỹ đất, mặt nước. Đồng thời, tận dụng tối đa năng lực cơ sở hạ tầng các bến cảng bốc dỡ đa dạng các chủng loại hàng hóa, ưu tiên bốc dỡ mặt hàng container, tổng hợp phục vụ nhu cầu Khu kinh tế Dung Quất. Đầu tư phát triển các khu bến đồng bộ với cơ sở hạ tầng giao thông kết nối sau cảng, cũng như xây dựng cơ chế thu hút hãng tàu, đại lý hàng hải phát triển tại khu cảng. Cùng đó, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các chính sách về giá, phí tại cảng biển để nâng cao hiệu quả đầu tư cảng biển, tăng tính hấp dẫn đối với các hãng tàu. Với nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 10.830 tỷ đồng, các giải pháp để huy động vốn đầu tư cũng cần nhiều phương án. Một trong số đó là tiếp tục hoàn thiện cơ chế và các điều kiện để huy động đa dạng các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch và thể chế hóa các giải pháp về phân cấp, phân quyền huy động nguồn lực. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển, khai thác cảng biển, và tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển. Đặc biệt, tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong việc chia sẻ trách nhiệm đầu tư, bảo trì kết cấu hạ tầng công cộng tại cảng biển như một phần trong dự án đầu tư khai thác cảng biển của doanh nghiệp. Quy hoạch cũng đưa ra những giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế. Đáng chú ý, để luồng hàng hải được đảm bảo độ sâu đón tàu, UBND tỉnh Quảng Ngãi có trách nhiệm chủ trì quy định, công bố danh mục khu vực, địa điểm tiếp nhận chất nạo vét, nhận chìm chất nạo vét từ hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển Quảng Ngãi theo quy định. Báo Giao Thông trên Tin Liên quan Cần hơn 10.800 tỷ đồng phát triển cảng biển Quảng Ngãi đến năm 2030 Huy động tối đa phương tiện, bay flycam tìm kiếm thuyền viên sà lan chìm tại Quảng Ngãi Cảnh báo các vị trí nguy hiểm sau vụ va chạm tàu ở Quảng Ngãi Bình luận bài viết (0) Gửi bình luận Bình luận mới nhất Được quan tâm nhất Xem tất cả bình luận

Cảng biển Quảng Ngãi được quy hoạch thế nào? [...]